Ở nước ngoài các trường học thường dạy trẻ em quản lý tiền bạc từ rất sớm. Do đó, có rất nhiều người trẻ tuổi kinh doanh và làm giàu từ rất sớm vì họ hiểu được bản chất của tiền đến từ đâu từ bé.
dạy con quản lý tiền bạc |
Việt Nam lại khác con cái ngay từ nhỏ học cách bắt chước rất nhiều, đặc biệt là người gần gủi với nó nhất thường là bố mẹ. Nhưng chính bố mẹ lại dạy cho con mình thiếu kỹ năng quản lý tiền bạc.
Nhưng còn nếu ở Việt Nam bố mẹ lại dạy rằng con còn nhỏ lắm không làm được đâu, chính vì sự bảo bọc của cha mẹ Việt Nam với xã hội khác với cách bảo bọc con cái ở nước ngoài cho nên "kỹ năng xã hội" của người Việt Nam bị kém đi.
Bạn có để ý rằng bố mẹ dạy bạn "Hãy cố gắng tập trung học thật tốt để sau này tìm một công việc tốt" và hầu hết bố mẹ đều dạy con như thế. Cho nên có thể nói trong các cuộc thi về trí tuệ Việt Nam thường luôn dẫn đầu so với bạn bè quốc tế nhưng lại thiếu kinh nghiệm xã hội - thứ sẽ tạo nên sự trãi nghiệm và giàu có.
Học tư duy nghèo từ những người "chưa giàu"
Bạn đã từng chứng kiến bố mẹ cãi nhau chỉ vì tiền bạc? Từ đó hình thành trong não bộ trẻ em tiền bạc chính là nguyên nhân gây ra sự cự cãi, không hạnh phúc trong gia đình. Từ đó con bạn sẽ luôn từ chối tiền bạc mà không biết đón nhận.
Nếu bố mẹ đang làm kinh doanh thì phần lớn con cái của họ kinh doanh rất tốt.
Chúng ta học rất nhiều từ bố mẹ, đó là kinh nghiệm sống của bố mẹ. Đó là lý do chúng ta có bộ sách ''Dạy con làm giàu". Quyển nói về một đứa trẻ có 2 người cha, một người cha giàu và một người cha nghèo. Bằng kiến thức học được từ 2 người cha mà chúng ta mới nhận ra chúng ta đang học cách quản lý tiền bạc từ những người nghèo - đó là bố mẹ chúng ta và từ môi trường sống của chúng ta tồn tại bởi những người chưa giàu.
Do đó, hãy đặt ngay câu hỏi "Tại sao bố mẹ chúng ta dạy chúng ta rất nhiều về cách dùng tiền trong cuộc sống nhưng tại sao họ vẫn chưa giàu". Đó là cách chúng ta phải tìm ra câu trả lời khác - chúng ta chỉ học từ những người như giàu, như người bố giàu trong quyển sách. Chúng ta không phân tích bố mẹ dạy chúng ta đúng hay sai mà chúng ta chỉ học những cái "Phù hợp".
Học cách dạy con quản lý tiền bạc
Bí mật ở đây là rèn luyện cho trẻ hình thành thói quen quản lý tiền bạc của chúng. Trẻ em học tốt nhất bằng cách quan sát và bắt chước. Muốn dạy con, phải làm gương và kiên nhẫn.
Nếu phải nổ lực lao động để có tiền, con của bạn sẽ trân trọng số tiền kiếm được.
Đây lúc lúc bạn cần đọc lại bài viết trước của tôi "Quản lý tiền bạc cá nhân thành công"
Phương pháp dạy con quản lý tiền bạc
Bước 1: Dạy chọn từng bước "kiếm tiền" và giúp đỡ con bạn
Gợi ý bảng phân công việc kiếm tiền cho con
Trách nghiệm với bản thân: Vi phạm trừ thu nhập
Trách nghiệm với tập thể: Vi phạm trừ thu nhập
Lao đông kiếm tiền: Uỷ thác, làm có tiền.
Đừng dạy con bạn từ chối nhận tiền, hãy dạy xứng đáng với số tiền được nhận "cháu sẽ làm được gì để giúp cho chú ạ". Bạn tin rằng mỗi lần bạn cho tiền con cái bạn để tiêu xài con cái bạn sẽ "Vâng. thế con sẽ giúp đỡ mẹ lau nhà" - đó là chính số tiền con bạn kiếm được.
Bước 2: Dạy con quản lý tiền bạc / Trao quyền quyết định cho con.
Nếu dưới 10 tuổi, nếu trên 10t thì quản lý tiền như người lớn.
Tự do tài chính : 30%
Tự do dài hạn: 20%
Ăn chơi: 20%
Học tập: 20%
Cho đi: 10%
Đến khi con bạn kiếm 1 triệu đồng bằng sự giúp đỡ của bạn hãy dạy con sử dụng tiền đó theo 5 tài khoản trên, và đặc biệt tài khoản "Tự do tài chính" không được dùng đến như cách bạn đang áp dụng
Bước 3: Định hướng kinh doanh từ số tiền con bạn có.
MẸO: Hãy tạo tài khoản tiết kiệm ngân hàng cho con bạn từ sớm.
''Nếu bạn làm những việc mà mọi người sẽ không làm trong vài năm tới, bạn có thể làm được những việc mà hầu hết mọi người sẽ không làm được trong phần đời còn lại của bạn'' Wade Cook[/tintuc]