Bài viết chỉ là phân tích dưới góc độ cá nhân hoàn toàn không có mục đích để dìm các thương hiệu cá nhân nào cả.
1. Bphone (Lĩnh vực Công Nghệ)
Chiêu mà Bphone áp dụng được gọi là "Marketing nổ" với những các từ ngữ như "Không thể tin được". Tiếp theo so sánh mình với các thương hiệu đứng đầu thị trường như iPhone, Sumsung Galaxy S6..vvCách làm này là nhầm thu hút sự chú ý của truyền thông để được PR miễn phí trên cả các trang báo Công Nghệ, các Diễn đàn, MXH .. và sự quan tâm của dư luận dưới tốc độ chóng mặt.
Có 2 thông điệp đánh vào người tiêu dùng chính là "Chiếc điện thoại Smartphone đầu tiên được Việt Nam sản xuất", "Ủng hộ hàng Việt"
Nếu hỏi là bạn có biết chiếc điện thoại BPhone của BKAV không? thì đa phần giới công nghệ sẽ biết nhưng lại ghi nhớ những hình ảnh từ ngữ không tốt mấy như "Nổ", "Chém"
Sản phẩm trở nên thất bại vì so sánh với các sản phẩm hàng đầu như Flagship iPhone, Samsung vì khoảng cách còn quá xa, giá thành cao hơn kì vọng và xuất hiện quá nhiều lỗi. Chính đây mới là nguyên nhân làm Bphone lặn mất tâm mất tích như hôm nay.
BKAV sẽ làm rất tốt về mặt Marketing nếu nó không phải sản phẩm Công Nghệ cần sự trãi nghiệm thực sự.
2. Masan (Thực phẩm tiêu dùng)
Thông điệp cảnh báo các sản phẩm hiện có chứa các chất độc hại làm hoang mang cho người tiêu dùng, sau đó tung ra sản phẩm truyền thông để đánh bật thương hiệu khác.- Bột nêm không bột ngọt chứa… siêu bột ngọt:
Nửa cuối năm 2008, từ tâm lý sợ bột ngọt của người tiêu dùng, Masan liên tục quảng cáo sản phẩm “hạt nêm không bột ngọt Chin-Su”.
Tuy nhiên, trong đó lại chứa… những chất điều vị có độ ngọt lớn hơn bột ngọt nhiều lần (báo Người Lao Động 14-10-2008).
- Mì khoai tây Omachi chỉ 1% khoai tây:
Năm 2014, Masan đưa ra quảng cáo khẳng định mì khoai tây không lo bị nóng. Tuy nhiên, trong thành phần ghi sau gói mì cho thấy khoai tây chỉ chiếm tỉ lệ 10 g/kg, tương đương... 1%.
Sẽ là mì không lo bị nóng như thế nào khi Omachi chưa đếm 1 Gram làm từ khoai tây?
- Mì Tiến Vua chứa phẩm màu độc hại:
Trong đoạn quảng cáo sản phẩm mì Tiến Vua bò cải chua của Masan, sợi mì không phẩm màu độc hại E102, đoạn quảng cáo còn nhấn mạnh về tác động của chất E102 đến sức khỏe con người. Trong khi sự thật thì mì Tiến Vua (loại cũ) và mì Omachi đều chứa E102 và ghi rõ ràng thành phần: Màu tổng hợp Tartranzine 102 (E102).
Và gần đây là các chiêu trò để hạ bệ nước mắm truyền thống của Masan
Và gần đây là các chiêu trò để hạ bệ nước mắm truyền thống của Masan
- Nước chấm cá ngừ chỉ có… cá cơm:
Nước chấm của Masan cũng sử dụng chất tạo màu HT155 đã bị cấm sử dụng ở nhiều nước vì có thể ảnh hưởng lớn đến sức khỏe. Trong đó, các sản phẩm của Nam Ngư quảng cáo chiết xuất 100% từ cá ngừ nguyên chất nhưng trên bao bì của chai nước mắm Nam Ngư, thành phần được ghi gồm: nước, muối, đạm cá cơm, đường, chất điều vị, chất bảo quản, chất ổn định, màu tổng hợp (HT155)... Trong quảng cáo, Masan tuyệt nhiên bỏ qua chất tổng hợp HT155.
Các nguồn thông tin của Masan trích từ BaoMoi.com
Các nguồn thông tin của Masan trích từ BaoMoi.com
Các khóa học làm giàu, kiếm tiền triệu đô từ BDS (Lĩnh vực Đào tạo)
Với các từ ngữ lời lẽ hấp dẫn như: “Kiếm 100 triệu 1 tháng”, “Học xong không thành công trả lại tiền”, “kiếm tiền khi đang ngủ”,…Doanh nhân chưa có 1 triệu $ không phải là doanh nhân? kiếm 1 triệu $ trong vòng x giờ.
Nếu như đã truyền thông mà không kết quả không đúng nhầm lấy tiền là "Lừa đảo".
Theo Wikipedia định nghĩa: Lừa đảo là Lừa bằng thủ đoạn xảo trá để chiếm lấy của cải, tài sản. Những điều trên gây ra Ảo tưởng làm giàu cho đại bộ phận giới trẻ bằng cách chiêu trò, mánh khóe với các từ ngữ như đúng rồi.
Hàng trăm trang báo cảnh báo lừa đảo:
- Cảnh giác với học làm giàu siêu tốc (http://thanhnien.vn/giao-duc/canh-giac-voi-hoc-lam-giau-sieu-toc-760258.html)
- Vạch trần chiêu “hút máu” học viên ở lớp học làm giàu biến tướng từ đa cấp (http://eva.vn/tin-tuc/vach-tran-chieu-hut-mau-hoc-vien-o-lop-hoc-lam-giau-bien-tuong-tu-da-cap-c73a256445.html)
- Mất tiền…nhận quả đắng từ các khóa học làm giàu (http://baophapluat.vn/dien-dan/mat-tiennhan-qua-dang-tu-cac-khoa-hoc-lam-giau-187271.html)
- "Các khóa học làm giàu thường đánh vào tâm lý mơ giàu, thích giàu nhanh" (http://baophapluat.vn/dien-dan/cac-khoa-hoc-lam-giau-thuong-danh-vao-tam-ly-mo-giau-thich-giau-nhanh-187932.html)
- Nhiều sinh viên cháy túi vì những khóa học làm giàu (http://kenh14.vn/nhieu-sinh-vien-chay-tui-vi-nhung-khoa-hoc-lam-giau-20161125171150172.chn)
Trái với suy nghĩ ban đầu, anh hoàn toàn thất vọng khi các thông tin, chiến lược đầu tư về bất động sản được nói một cách ngắn gọn không có gì hay ho, thay vào đó là các trò khoe mẽ, những cụm từ “làm giàu không khó”, “kiếm 2 tỷ đồng trong hai ngày” được lặp đi lặp lại nhằm gửi gắm thông điệp cho học viên hãy tham gia khóa học và bạn sẽ như tôi.
Theo phân tích của luật sư Nguyễn Văn Kiệm, Văn phòng luật sư Phạm Sơn (Hà Nội)
Dưới góc độ pháp lý, Luật Doanh nghiệp 2015 đã tạo hành lang pháp lý rất cởi mở cho các loại hình, dịch vụ kinh doanh. Theo đó, người dân được phép kinh doanh tất cả những gì mà luật pháp không cấm. Thời gian qua, loại hình đào tạo kinh doanh bất động sản gần như tràn lan khắp cả nước bởi những lời quảng cáo về mức thu nhập rất hấp dẫn.
Ngoài những mục tiêu trên thì các chiêu trò và mục tiêu bên trong còn nữa có thể là thu hút vốn, cổ phiếu của các nhà đầu tư đánh bóng dự án để tăng giá trị, nâng cao giá trị cổ phiếu..vv
Và còn vô số chiêu trò khác của ngành khác đang được lợi nhuận để đánh bóng tên tuổi và trục lợi
Nguồn: Tổng hợp
[/tintuc]