Và bonus thêm:
7 tiêu chuẩn chuẩn_SEO dành riêng cho Website chủ yếu đánh vào tốc độ tải trang và content.
6 công việc quan trọng trong SEO Audit đối với Webmaster/Admin web.
22 tiêu chuẩn SEO Onpage |
I. 22 tiêu chuẩn SEO Onpage
1. Độ dài URL (tối đa 80 kí tự)
Google cho phép hiển thị tối đa 80 kí tự (2018) nếu url dài hơn sẽ bị Google cắt ngắn lại thành ...URL này sẽ bao gồm cả tên miền, nên muốn làm cho URL có vẻ dài hơn thì bạn nên mua tên miền ít kí tự lại.
Nên đặt URL phân 1 cấp định dạng như sau:
URL: https:domain.com/tieu-de-bai-viet
URL này thích hợp với chiến lược SEO post
2. Canonical URL (URL gốc)
Thẻ Meta xác định URL gốc bạn muốn SEO là URL nào khi có quá nhiều URL cùng nội dung như sau được Google Index
Khai báo Canonical để tránh trùng lặp nội dung
Phần này mình đã có bài viết cụ thể:
3. Title (Tiêu đề bài viết: 70 kí tự trở lại)
Đặt tiêu đề tối đa 70 kí tự trở lại. (khoảng 7-10 từ)
Từ khóa xuất hiện ở đầu câu, tốt nhất được lặp lại 2 lần, lần đầu key chính, lần sau key phụ
4. Có khai báo Meta description (160-300 kí tự)
Google cho phép hiển thị meta mô tả lên đến 300 kí tự đây là tiêu chuẩn mới vừa cập nhật gần đây.
Và tiêu chuẩn gợi ý của SEO Quake là 160-300 kí tự, nếu quá ngắn hoặc quá dài sẽ hiển thị cảnh báo thì bạn cần tối ưu lại.
Thông tin mới nhất gần đây là Google đã trả về tối đa 160 kí tự như lúc đầu, nên ta chỉ việc khai báo 160 kí tự thôi nhé
5. Meta keywords (có hoặc không)
Hiện nay Google đã bỏ Meta Keywords vì quá nhiều Seoer lợi dụng thẻ này để khai báo từ khóa tràn lan. Trước đây các SEO chỉ việc nhồi từ khóa vào thẻ này và post tràn lan lên các diễn đàn thì đã top nhưng 2018 rồi câu chuyện này đã khác.
Bạn có thể dùng hoặc bỏ qua thẻ này cũng chả sau nhưng nếu dùng thì có thể khai báo bằng Yoart SEO (đối với Wordpress) hoặc Blogspot như mình thì dùng như sau:
Tiêu đề bài viết, Tiêu đề bài viết + tiêu đề blog, Tiêu đề Blog => tự sinh ra 3 meta keywords khai báo tự động luôn.
<meta expr:content='data:blog.pageName + ", " + data:blog.pageTitle + ", " + data:blog.title' name='keywords'/>
6. Heading (Dùng H1-H3)
Tiêu chuẩn SEO Quake đưa ra khi đọc các thẻ Heading (H) như sau
- Duy nhất 1 thẻ H1
- Từ 1 hoặc nhiều thẻ H2
- Từ 1 hoặc nhiều thẻ H3
- Còn từ H4-H6 có hoặc không cũng được
Nếu trang không có đủ từ H1-H3 hoặc dùng nhiều hơn 1 thẻ H1 sẽ hiện cảnh báo
Trang sử dụng nhiều hơn 1 thẻ H1 cũng không ảnh hướng tới SEO nhưng để tránh nhầm lẫn và tiết kiệm tài nguyên index của Google thì bạn nên dùng 1 thẻ H1 là chính tiêu đề để SEO về lâu về dài.
7. Image ALT (khai báo Alt cho ảnh)
Bản thân Google sẽ không hiểu hình ảnh này tối ưu, khai báo về từ khóa gì, vì vậy Google cung cấp cho chúng ta thẻ Alt để khai báo nội dung từ khóa vào hình ảnh. Nếu ảnh không có ALT sẽ bị cảnh báo.
Bạn Ctrl + U và tìm <img để tìm tất cả hình ảnh trong trang của bạn mà chưa có thẻ alt để khai báo vào nhé!
Luôn luôn nén ảnh trước khi up lên
Luôn luôn nén ảnh trước khi up lên
- Với ảnh JPG: http://compressnow.com
- Với ảnh PNG (cần dùng nền trong suốt): https://compresspng.com/vi/
Kích thước ảnh tốt khi dùng trong bài viết 680x480
Dung lượng ảnh không quá 150kb
8. Text/HTML ratio (tỉ lệ Text/code trên 15%)
Trang bạn sử dụng quá nhiều code mà ít văn bản cũng sẽ bị cảnh báo như thế này
Tiêu chuẩn là tỉ lệ Text/HTML đạt từ 15% trở lên
Bạn chỉ có thể viết bài viết này dài hơn hoặc tối ưu bớt HTML hơn để đạt chuẩn này.
9. Không dùng thẻ Frames
Frames là thẻ được cho là Google sẽ không đọc các thẻ này
Cấu trúc thẻ <frame...> nội dung </frame>
Trước đây Frame thường khai báo các ảnh động, mã nhúng Google Map và các mã code tiện ích khác..vv
Vì thẻ Frame không co giãn được thì sẽ không tương thích với tiêu chuẩn Responsive trong thiết kế web nên được cho là thẻ này không nên dùng là vậy.
10. Không dùng thẻ Flash
Tương tự Frames thì Flash cũng khuyến khích không nên dùng vì gây nặng trang web, không tương thích với Responsive Design Web.
11. Sử dụng Microformats
Trước khi tìm hiểu đến Microformats thì ta xét đến hệ thống Structure data có những loại sau:
- Microdata
- Microformats
- RFDa
Microformats là 1 trong 3 cấu trúc dữ liệu.
Các thẻ Microformats thường sẽ cung cấp thông tin cho các content như các thẻ vcard, author.... các ImageObject, geo microformat và rất rất nhiều. Ở các bài viết ở VN thì rất ít bài viết chia sẻ thông tin chuyên sâu về các thẻ này.
rel='nofflow' mà bạn thường thấy chính là thuộc Microformats đấy
Mình cũng mới tìm hiểu được các thẻ vcard, author, atom, ImageObject, geo microformat và còn nhiều các nữa. Có vẻ sẽ rất hay nhưng nhiều dự án mình làm chưa có đụng để các thẻ còn lại nên mình chưa tìm hiểu đến
12. Sử dụng cấu trúc dữ liệu Schema.org
Mình đã có rất nhiều bài tối ưu về cấu trúc Schema này rồi
Hiện nay nếu định dạng là Blog bạn có thể dùng SiteNavigationElement, WPHeader, Blog, BlogPosting, Person, Event, Place, PostalAddress, AggregateOffer, WPSideBar, WPFooter, Product, NewsArticle, BreadcrumbList, WebSite.
Dạng web khác thì có thể dùng thêm các Schema sau:
- Creative Work: Các sản phẩm hoặc tác phẩm sáng tạo.
- Event: Các sự kiện từ nhỏ đến lớn.
- Organization: Các tổ chức, cộng đồng.
- Person: Các cá nhân đăng tải tài liệu trực tuyến.
- Place: Địa điểm nào đó.
13. Sử dụng The Open Graph (Facebook)
Đây là các thẻ khai báo cho Facebook nhận các thông tin hiển thị của URL
Truy cập: https://developers.facebook.com/tools/debug/. Dán URL và bạn sẽ nhận được các đề xuất tối ưu.
14. Sử dụng Twitter Card
Thẻ này cho mạng xã hội Twitter tương tự như facebook
Truy cập: https://cards-dev.twitter.com/validator và dán URL để nhận các đề xuất tối ưu.
Dưới đây là 2 tiêu chuẩn là danh Mobile là AMP và Meta viewport
15. Có AMP
Trang có tiêu chuẩn AMP sẽ tải nhanh hơn trên Di động.
Nếu bạn sử dụng Wordpress thì đã có plugin hỗ trợ khai các cấu trúc website theo chuẩn của AMP
Các mã nguồn khác bạn có thể tìm hiểu thêm bài viết: Tối ưu AMP
Nhược điểm của AMP là phải khai báo nghiêm ngặt các dạng code như CSS, Ảnh, HTML ưu tiên hiển thị nội dung. Nếu trang web có nhiều chức năng quan trọng thì không thể dùng AMP hoặc mất nhiều thời gian để triển khai.
16. Có Meta viewport (Responsive Design)
Giúp hiển thị tương thích Website trên các kích thước thiết bị khác nhau. Nếu Website có Resposive thì chắc chắn sẽ có Meta viewport.
Bạn xem bài viết thiết kế Giao diện Responsive để hiểu tác dụng của Meta viewport: Thiết kế giao diện Responsive cho Website
17. Có Robots.txt
Quy đinh index và chặn index cho các công cụ tìm kiếm
Tìm hiểu thêm: https://www.toilaquantri.com/search?q=Robots.txt
18. Có XML Sitemaps
Hướng dẫn Tạo Sitemap XML cho Website tại https://www.toilaquantri.com/2018/03/huong-dan-submit-sitemap-google-voi-blogger.html
Đây là trang chứa còn bộ URL có trên trang website của bạn
Bọ Google sẽ vào đi là luồn lách vào các trang để lấy dữ liệu thông tin của bạn một cách nhanh chóng.
19. Có Language cho Website
Khai báo ngôn ngữ cho Website <html> thành <html lang='vi'>
20. Khai báo Encoding (quy định bảng mã kí tự)
Thường dùng là utf-8
Bạn cũng không cần hiểu sâu về Encoding đâu
Thường đầu website có thẻ <meta charset='utf-8'/> khi bạn viewsourse đấy
21. Có Google™ Analytics
Tạo tk Google Analytics và chèn mã để phân tích website nhé.
22. Có Favicon
Icon trên tab của trình duyệt
Trên đây là 22 đánh giá SEO Onpage đến từ Addon danh tiếng SEO Quake nhé, bạn có thể cài đặt trên trình duyệt Chrome, Fifox.... Tìm hiểu thêm về SEOQuake https://www.toilaquantri.com/search?q=SEOQuake
II. 7 Tiêu chuẩn dành cho Website
Dưới đây là các tiêu chuẩn dành cho Website chủ yếu đến các bài Test về tốc độ
- Đạt 90 điểm trở lên ở Google Pagespeed trên 2 phiên bản Mobile và Desktop (xem dịch vụ)
- Tải trang dưới 3s trên 3G ở TestMySite (testmysite.withgoogle.com)
- Chuẩn Responsive (bắt buộc)
- Chuẩn AMP (có thể có hoặc không)
- Sử dụng Cấu trúc dữ liệu (bắt buộc)
- Chuẩn HTML5, CSS3 (Đừng để quá nhiều lỗi là được)
- Chuẩn các cấu trúc meta tránh trùng lặp nội dung (Tối ưu Meta, Microformats) (bắt buộc)
III. 6 việc cần quan tâm trong SEO Audit
SEO Audit là kiểm soát tổng thể tình trang hiện tại của Website rông hơn SEO tổng thể một chút.
Thông thường Webmaster/Admin Web cần quan tâm các công việc sau:
1. Kiểm soát tình trang Index của hiện tại của Website (Webmaster Tools, Robots.txt)
2. Xử lý trùng gặp nội dung nếu trang gặp phải (Thẻ Meta, Robots.txt)
3. Xóa các liên kết gãy (Edit content)
4. Kiểm soát tác vụ thủ công (SPAM)
5. Quản trị Website, kiểm soát backlink, xóa liên kết xấu, DDos, Hacker tấn công.
Đặc biệt lưu ý về tình trạng bị chèn code ẩn, link ẩn, chuyển hướng link vì bạn sử dụng Theme và Plugin trôi nổi trên mạng. Nhất là khi bạn thuê Hosting hoặc Web hệ thông của bên khác, gần đây đã có việc bị chèn mã thu thập cookie trên website khách hàng của 1 dịch vụ cho thuê web hệ thống.
6. Kiểm soát tỉ lệ Anchor Text, phân phối Internal Link, External Link và Backlink hợp lí
Trên đây là những thông tin quan trong của SEO Audit mà mình nghĩ bạn cần phải quan tâm chia sẻ đến bạn.
[/tintuc]
Nhận xét này đã bị quản trị viên blog xóa.
Nhận xét này đã bị tác giả xóa.
It’s amazing in support of me to truly have a web site that is valuable meant for my knowledge.
aSD
aSD