Mặc dù ngày hội mua sắm Black Friday ở Việt Nam không "đúng nghĩa" là chương trình mua sắm giảm giá vì rất nhiều mặt hàng tăng giá lên không lại Sale OFF về đúng giá bán ban đầu hoặc những sản phẩm để giá cực hot nhưng bán chưa tới 3s đã hết hàng...vv
Nhân dịp này chúng ta sẽ tìm hiểu thêm về các hệ thống TMĐT lớn nhất Việt Nam gồm Lazada, Sendo.vn, Shoppee.vn nhé
Xếp hạng các trang thương mại điện tử Việt Nam có lượt truy cập mỗi tháng lớn nhất trong quý III/2018. Ảnh: Iprice Insight. |
Theo số liệu của Bản đồ thương mại điện tử Việt Nam vừa được Iprice Insight công bố, Shopee là nền tảng dẫn đầu về cả lượt truy cập website và xếp hạng ứng dụng di động.
Theo đó, Shopee đã lần đầu vươn lên vị trí số một ở chỉ số lượt truy cập website mỗi tháng tại Việt Nam với trung bình hơn 34,5 triệu lượt trong 3 tháng vừa qua. Nền tảng này cũng đứng đầu ở chỉ số xếp hạng ứng dụng di động trên cả 2 hệ điều hành Android và iOS.
Bám sát Shopee là Lazada với hơn 30,2 triệu lượt truy cập mỗi tháng trong quý III. Đặc biệt, đây là lần đầu tiên kể từ quý II/2017, Lazada đánh mất vị trí đầu bảng ở chỉ số này. Ứng dụng di động của Lazada cũng chỉ xếp thứ 2 sau đối thủ.
Các vị trí còn lại trong top 5 website được truy cập nhiều nhất lần lượt thuộc về Tiki với hơn 29,4 triệu lượt, Sendo hơn 20,7 triệu, Adayroi hơn 5,3 triệu.
Theo đó, Shopee đã lần đầu vươn lên vị trí số một ở chỉ số lượt truy cập website mỗi tháng tại Việt Nam với trung bình hơn 34,5 triệu lượt trong 3 tháng vừa qua. Nền tảng này cũng đứng đầu ở chỉ số xếp hạng ứng dụng di động trên cả 2 hệ điều hành Android và iOS.
Bám sát Shopee là Lazada với hơn 30,2 triệu lượt truy cập mỗi tháng trong quý III. Đặc biệt, đây là lần đầu tiên kể từ quý II/2017, Lazada đánh mất vị trí đầu bảng ở chỉ số này. Ứng dụng di động của Lazada cũng chỉ xếp thứ 2 sau đối thủ.
Các vị trí còn lại trong top 5 website được truy cập nhiều nhất lần lượt thuộc về Tiki với hơn 29,4 triệu lượt, Sendo hơn 20,7 triệu, Adayroi hơn 5,3 triệu.
Hướng nghiên cứu TMĐT
Nếu muốn tìm hiểu sâu về các cty TMĐT này bạn hãy tìm hiểu về Cấu trúc vốn, quá trình gọi vốn, Mô hình kinh doanh và nguồn gốc các mặt hàng cũng như doanh thu lợi nhuận của các trang TMĐT này nhé!1. Lazada (Alibaba)
Lazada Việt Nam được thành lập vào tháng 3 năm 2012 thời điểm mang TMĐT Việt Nam mới bắt đầu phát triển ngta vẫn còn e ngại viêc mua sắm online vì quá nhiều hình thức lừa lọc diễn raVí dụ mua hàng phải chuyển khoản trước hoặc mua hàng về chỉ nhận được "cục gạch"...vv hay còn quá e ngại mới hình thức mua sắm online vì người dân vẫn thích sờ mó chọn lựa hơn là nhìn hình "vô vị" và quyết định mua hàng.
Hơn nữa thời điểm ấy các thiết bị Smartphone, nền tảng app ứng dụng còn hạn chế và kiến thức internet lúc ấy còn thấp nên việc mua hàng online diễn ra khó khăn.
Thời điểm ấy rất nhiều trang TMĐT ra đời như mua chung, hotdeal, 5giây.... và khi không quản lí tốt hoặc không có vốn mạnh thì dần chết dần chết mòn. Để lại thị trường chỉ vài ông lớn như Lazada, Shoppee, Sendo, Tiki, A Đây Rồi... sống xót vv
TMĐT Việt Nam phát triển mạnh như hiện nay là cũng nhờ vào việc phát triển của hệ thống thanh toán ngân hàng, phát triển của công nghệ và rất nhiều mô hình startup giao hàng ra đời cũng như "xe ôm công nghệ" hỗ trợ giao hàng..vv Xong nhiều ông lớn TMĐT vẫn báo lỗ hàng năm nay để chờ TMĐT Việt Nam "chín mùi".
Quay trở lại vấn đề Lazada Việt Nam là một phần của Lazada Group – tập đoàn thương mại điện tử đa quốc gia và hiện đang có chi nhánh tại Indonesia, Philippin, Singapore, Thái Lan và Malaysia. Tập đoàn Lazada lại thuộc sở hữu tập đoàn Alibaba
TMĐT Việt Nam phát triển mạnh như hiện nay là cũng nhờ vào việc phát triển của hệ thống thanh toán ngân hàng, phát triển của công nghệ và rất nhiều mô hình startup giao hàng ra đời cũng như "xe ôm công nghệ" hỗ trợ giao hàng..vv Xong nhiều ông lớn TMĐT vẫn báo lỗ hàng năm nay để chờ TMĐT Việt Nam "chín mùi".
Quay trở lại vấn đề Lazada Việt Nam là một phần của Lazada Group – tập đoàn thương mại điện tử đa quốc gia và hiện đang có chi nhánh tại Indonesia, Philippin, Singapore, Thái Lan và Malaysia. Tập đoàn Lazada lại thuộc sở hữu tập đoàn Alibaba
Lazada được điều hành bởi giám đốc kiêm nhà sáng lập người Đức Maximilian Bittner. Sau đó tập đoàn Alibaba của tỷ phú Trung Quốc Jack Ma mua lại và hoàn tất thương vụ vào đầu năm 2015 với giá 1 tỷ USD cùng một số cổ đông khác.
Như vậy Tập đoàn thương mại điện tử Alibaba của Trung Quốc hôm nay cho biết đã đầu tư 1 tỷ USD vào công ty Lazada có trụ sở tại Singapore. Theo đó, Alibaba sẽ chi 500 triệu cho các cổ phiếu mới phát hành của Lazada, đồng thời mua cổ phần từ các cổ đông hiện nay. Các nhà đầu tư của Lazada sẽ bán cổ phần từ Rocket Internet SE, Tesco Plc và Investment AB Kinnevik.
Theo Bloomberg, điều này đồng nghĩa với việc Alibaba trở thành cổ đông chi phối của Lazada sau giao dịch. Mức định giá của Lazada là khoảng 1,55 tỷ USD,
Trong năm 2016 và 2017, Alibaba đã liên tục rót tổng cộng 2 tỷ USD vào Lazada, để nắm 83% cổ phần kiểm soát Lazada.
Đến tháng 3 năm 2016, Lazada Việt nam có 35 trung tâm điều phối và 1 đội ngũ vận chuyển Lazada Express (LEX) do chính công ty cung cấp nhằm hỗ trợ vận chuyển trực tiếp (FBL) cho nhà bán hàng.
Trong nội dung chia sẻ của mình, mình chỉ cung cấp thông tin sơ bộ về Lazada dưới gốc độ kinh tế, vốn hóa chứ không phẩn tích các phần đề xung quanh khác như cách đăng kí, bán hàng, hàng hóa...vv nên các bạn thông cảm.
2. Sendo (Sen Đỏ, FPT)
• Tháng 3/2012, dự án thương mại điện tử sendo.vn được tập đoàn FPT phê duyệt. Đến tháng 9/2012, Sendo chính thức ra mắt trên thị trường.Ngày 13/5/2014, sendo.vn chính thức tách ra thành Công ty Cổ phần Công nghệ Sen đỏ trực thuộc FPT.
• Ngày 7/7/2014, FPT mua lại 123Mua.vn, trang thương mại điện tử hàng đầu Việt Nam của VNG.
• Cuối tháng 11/2014, Sendo.vn ra mắt phiên bản Mobile 2.0 với nhiều cải tiến đột phá, nhằm hướng đến một trải nghiệm mua sắm tốt nhất cho người dùng trên thiết bị di động.
Tháng 12/2014, Sendo tiếp nhận đầu tư chiến lược từ nhà đầu tư Nhật Bản.
Hiện Sendo là một trong những sàn thương mại điện tử đứng đầu Việt Nam. Mỗi tháng Sendo có hơn 100.000 giao dịch thật sự với khoảng 70.000 shop tham gia. Số lượng sản phẩm tại đây luôn đạt trên con số 2 triệu.
Những thành tựu đạt được
• Sendo.vn hiện đang sở hữu 70.000 shop, hơn 2 triệu sản phẩm, 8 triệu lượt truy cập/tháng và 120.000 giao dịch/tháng. Vào ngày 5/12/2014, Sendo.vn đã đạt mốc 10.000 giao dịch/ngày.• Là sàn thương mại điện tử đứng thứ hai ở Việt Nam.
• Top 3 trang thương mại điện tử được cập nhật nhiều nhất.
• Đạt chứng chỉ cao nhất về bảo mật thông tin.
• Hiện đứng thứ 66 trong bảng xếp hạng của Alexa cho các website tạiViệt Nam.
Doanh thu
• Năm 2014 tỉ lệ doanh thu của sendo.vn đạt 14,4% khoảng 239 tỉ đồng chỉ sau lazada.vn.
• Hình thức kinh doanh của sendo.vn là B2C2C (business-to- consumer-to-consumer). Thông qua gian hàng mở tại Sendo.vn, doanh nghiệp có thể cung cấp sản phẩm, dịch vụ tốt nhất tới người tiêu dùng.
3. Shopee (SEA, Singapore)
Shopee là sàn giao dịch thương mại điện tử có trụ sở đặt tại Singapore, thuộc sở hữu của tập đoàn SEA (trước đây là Garena), được thành lập vào năm 2009 bởi Forrest Li.
Shopee được giới thiệu lần đầu tại Singapore vào năm 2015, về đến Việt Nam vào khoảng tháng 07/2015. Tuy mới thành lập gần đây những Shopee hiện đang là trang thương mại điện tử mua sắm hàng đầu tại 7 quốc gia lớn như: Singapore; Malaysia; Thái Lan; Đài Loan; Indonesia; Việt Nam và Philipines.
Shopee được đánh giá như một hiện tượng "mới nổi" trong 2-3 năm trở lại đây một “nền tảng trực tuyến kết nối người tiêu dùng với nhau (theo mô hình C2C: consumer-to-consumer)” là kết nối Khách hàng - Khách hàng khác với Lazada và Sendo.
Một cá nhân có hàng hóa hoặc nhà buôn có thể bán hàng trực tiếp với nhau và Shopee là trung gian hỗ trợ hệ thống. Do vậy bạn sẽ thấy tính năng chat với chủ shop khi mua hàng.. Tuy nhiên, hiện nay Shopee Việt Nam đã trở thành mô hình lai khi có cả B2C (doanh nghiệp đến người tiêu dùng). Shopee không tính phí của người bán / hoa hồng và phí đăng bán sản phẩm.
Khi bán hàng trên Shopee, ship của Shopee sẽ hỗ trợ lấy hàng để giao cho khách hàng. Sau 3 ngày nếu không có yêu cầu trả hàng từ khách hàng tiền sẽ chuyển vào Ví Shopee cho bạn và khi có yêu cầu rút tiền, tiền sẽ được chuyển vào tài khoản của bạn từ 3-4 ngày!
Ngoài ra còn các hệ thống TMĐT lớn khác như Tiki (cty cổ phần Tiki, 38% cổ phần được sở hữu bởi VNG đầu tư), Adayroi (Vingroup)...
Hi vọng thông tin trên hữu ích với bạn, hãy để lại ý kiến của mình để Tôi Là Quản Trị có những bài viết nhiều thông tin hữu ích hơn dành cho bạn!