Có rất nhiều hình thức tính hoa hồng AFF mà đối tác cung cấp mà người chia sẻ liên kết cần biết để chọn chiến dịch liên kết hiệu quả đối với thế mạnh của bạn nhất
1. CPA (Cost per Action): Trả phí trên hành động
Các Publisher phải hướng dẫn khách hàng làm một loạt các hành động để nhận được hoa hồng từ các đối tác AFF
Ví dụ trong chiến dịch AFF của Savyu
Sau khi khách hàng làm 1 loạt các hành đồng theo như yêu cầu của đối tác AFF thì Publisher mới nhận được hoa hồng.
2. CPS (Cost Per Sale): Trả phí dựa trên 1 lượt mua của khách hàng
Ví dụ trong chiến dịch của Galaxy
Các bước thực hiện: (1) Khách hàng nhấp chuột vào link affiliate -> (2) Trang bán hàng/ App của Galaxy Play -> (3) Khách hàng chọn gói dịch vụ -> (4) Khách hàng mua gói dịch vụ và thanh toán thành công (CPS)Khác với CPA, CPS yêu cầu khách hàng phải mua hàng và thanh toán thành công bạn mới nhận được hoa hồng. Trong khi CPL chỉ yêu cầu KH đăng ký tài khoản/điền form thông tin.... là người giới thiệu link đã nhận được hoa hồng.
3. CPL/CPQL (Cost per qualify lead): Trả phí dựa trên điều kiện yêu cầu
Ví dụ chương trình CPQL của Manulife yêu cầu người dùng để lại thông tin và có nhu cầu thực sự. Lúc đó Telesale sẽ gọi cho Khách hàng để lại thông tin để xác nhận khách hàng đó là thật, đang quan sản phẩm và dịch vụ của Manulife. Khác với CPL, CPQL lại thêm yêu cầu là data khách hàng để lại là chất lượng và đủ tiêu chuẩn/tiềm năng mà đối tác AFF nên khó hơn CPL - chỉ yêu cầu khách hàng điền form thỏa điều kiện là hoàn thành.
Hình thức CPQL này thường yêu cầu khách hàng điền form để lại thông tin để bên đối tác AFF tư vấn chăm sóc khách hàng. CPL có đôi chút khác với CPA có có thể dễ bị nhầm lẫn lẫn nhau.
4. CPR (Cost per register) / CPI (Cost per install)
CPR Trả phí dựa trên khách hàng đăng kí thông tin, CPI trả phí dựa trên khách hàng cài đặt app/ứng dụng. Cũng tương tự như CPA. Hình thức trả hoa hồng theo CPI thường dùng cho các đối tác muốn phát triển APP, khách hàng sử dụng APP hoặc Game..vv
5. CPA, CPL, CPS, CPO, CPI, CPR, CPQL… nên chạy chiến dịch nào?
Hai mô hình bạn nên ưu tiên chạy vẫn là CPL và CPO. CPL là khách điền vào form đăng ký thì bạn đã có hoa hồng rồi, ví dụ trong chiến dịch tài chính, khách hàng chỉ cần điền thông tin của họ vào form đăng ký là bạn có hoa hồng, cho dù họ có vay được hay không thì bạn vẫn có hoa hồng.
Còn CPO là chiến dịch thường gặp trong D2C của Accesstrade, thường gặp trong các sản phẩm thực phẩm chức năng, sinh lý, mỹ phẩm. Khách hàng chỉ cần đồng ý mua hàng qua điện thoại là bạn sẽ nhận được hoa hồng. Bất kể sau đó họ có đổi trả hàng hay không thì bạn vẫn được nhận hoa hồng. Với lại hoa hồng của những sản phẩm này rất cao, nên bạn cũng nên chạy các chiến dịch CPO.
Chúc các bạn thành công!