7 vấn đề Digital Marketer nên đánh giá mỗi ngày |
1. Traffic
Traffic là lượng truy cập website trong một khoảng thời gian nào đó thường đo bằng ngày/tháng/năm. Thông qua lượng traffic này ta dự đoán phần nào được tỷ lệ chuyển đổi, số lượng đơn hàng, doanh thu, lợi nhuận mang lại. Do vậy trước hết điều chúng ta quan tâm nhất chính là traffic và trong giới MMO có câu traffic is money.
Một số cách giúp tăng lưu lượng truy cập vào website
- Tối ưu hóa tất cả các nội dung trên website với các từ khóa có liên quan
- Liên tục xuất bản nội dung chuyên sâu trên blog, bài viết dài
- Quảng bá nội dung trên các kênh truyền thông xã hội như Zalo, Youtube, Facebook
- Tạo quảng cáo nhắm mục tiêu hướng traffic về trang đích.
- Xây dựng các kênh thu hút traffic khác như Tiktok, youtube...
2. Nguồn của Traffic
- Organic Search: Người dùng truy cập từ một liên kết trên kết quả của công cụ tìm kiếm đưa đến website
- Direct Visitors: Những người dùng này đã nhập URL trực tiếp vào thanh tìm kiếm hoặc đánh dấu và truy cập lại.
- Referrals: Những người dùng này đã đến trang web của bạn khi họ nhấp vào một liên kết từ một trang web khác.
- Social: Những người dùng này đã đến trang web sau khi tìm thấy social media profile hay content posts của bạn.
Nguồn của traffic giúp ta xác định Khách hàng truy cập của bạn đến từ đâu, từ đó chúng ta tập trung tối ưu các nguồn lực vào trên có lượng traffic cao nhằm thu hút thật nhiều khách hàng từ đó.
Lưu ý phát triển kênh từ nguồn traffic
Có những ngành traffic cực cao đến từ Social hơn là SEO do vậy chúng ta sẽ làm Social mạnh hơn SEO, chứ không phải lúc nào cũng chỉ tập trung vào SEO, đi link..vv
Ví dụ như website phim, chờ khách hàng biết đến tên bộ phim rồi tìm kiếm thì chỉ những film HOT hiện tại mới có thể, còn những phim cũ 199x-2015 thì lại phải cần Social để tiếp cận người dùng chứ không phải chờ search/SEO GG được.
3. Returning Visitors - Người dùng quay trở lại
Chỉ số này giúp đánh giá rằng website bạn có hữu ích không để khiến khách hàng quay trở lại các lần sau. Google sẽ dựa vào cookie hoặc lịch sử duyệt web để xác định rằng khách hàng này đã từng truy cập website này hay chưa?
Theo dõi chỉ số Returning Visitors trong Google Analytics hoặc có thể áp dụng Remarketing để khai thác nhóm Returning Visitors này. Một website được khách hàng truy cập thường xuyên có nghĩa rằng website này rất giá trị đối với khách hàng.
Nếu bạn là người thích mua sắm hãy nhẫm tính 1 tháng bạn truy cập vào web Shopee/Lazada bao nhiêu lần nhé!
4. Time on page hoặc Time on site
Time on page hoặc Time on site - thời gian tính từ khách hàng truy cập web đến lưu khách hàng rời khỏi. Một website hữu ích sẽ giúp lâu rời bỏ website hơn. Do vậy đây là chỉ số cực kì quan trong mà Google sẽ đưa vào để xếp hạng SEO.
Mẹo để giữ chân khách hàng lâu trên website >3p
- Đưa thêm video hữu ích vào website/bài viết (3-10p)
- Xây dựng nội dung dài khoảng 2000 từ nhưng hấp dẫn, bài viết có cấu trúc mục lục.
- Chia sẻ tài liệu, trang chuyển tiếp có đếm lùi thời gian
- Nội dung có thể dẫn đến tranh luận, đánh giá, vote, khảo sát... (Quan trọng)
- Đề xuất/dẫn link các bài viết nội dung có liên quan, việc này cũng tối ưu luôn phiên trên mỗi truy cập.
Ngoài ra còn rất nhiều phương thức khác kể cả những thủ thuật.. mà có cơ hội mình sẽ chia sẻ thêm..
5. Most Visited Pages (Các trang được truy cập nhiều nhất)
Nguyên tắc 80/20 chỉ ra rằng có 20% số bài viết trên web mang lại cho chúng ta 80% lượng truy cập.
Ví dụ Blog Toilaquantri.com hoạt động từ 2014 hiện tại có gần 3 triệu lượt truy cập với hơn 500 bài viết. Nhưng có khoảng 50-70 bài viết mang lại gần 2 triệu lượt truy cập trên toàn blog.
Do đó chỉ số Most Visited Pages giúp xác định thị hiếu của visiter trên website của bạn thường xem bài viết nào. Bạn có thể edit cung cấp thêm không tin nhiều hơn ở những bài này hoặc xuất bản thêm các bài viết khác cùng chủ đề với các nội dung mà người dùng trên website bạn đang quan tâm nhất.
6. ROI Return on Investment - Doanh thu trên chi phí
Trong nhân gian thì chúng ta có câu như Phi thương bất phú, kinh doanh 1 vốn 4 lời. Câu nói này liên quan đến ROI đấy các bạn.
Ví dụ doanh thu của bạn là 1 tỷ/tháng. Nhưng bạn phải bỏ ra chi phí 500tr/tháng thì ta tính được ROI 2:1 => 1 đồng chi phí bỏ ra thu về được 2 đồng doanh thu <=> 1 lời 1 <=> Lợi nhuận 100%/tháng.
ROI giúp xác định ngành của bạn kinh doanh có mang về lợi nhuận cao hay không thì ra dựa vào ROI hiện tại của bạn so với ROI trung bình của ngành.
Nếu đã nghiên cứu đến ROI ngành thì bạn cũng nên hiểu thêm các chỉ số tài chính khác của ngành của bạn như P/E, P/B, ROE, ROA...vv nhé!
7. Cost Per Conversion (Chi phí trên mỗi chuyển đổi)
Ví dụ mỗi ngày bạn bán được 100 sản phẩm doanh thu thu về là 100 triệu. Lãi 30 triệu đ, nghĩa là lợi nhuận trên mỗi sản phẩm là 300.000đ/sp.
Bạn tính toàn bộ chi phí trong 1 ngày của hệ thống bao gồm chi phí quảng cáo, nhân công, các chi phí cố định, khấu hao khác...vv là 20 triệu đ.
Ta tính để bán được 1 đơn hàng bạn sẽ mất chi phí 200k/sp (20 triệu/100 sản phẩm). Trong khi lợi nhuận của bạn là 300.000đ/sp => có lợi nhuận.
Cần lưu ý:
Trong tương lai nếu chi phí vận chuyển tăng lên, chi phí quảng cáo tăng lên, giá thuê mặt bằng tăng, nhập sản phẩm khó hơn. Đối tác của bạn tăng giá mà việc bán hàng, bạn chỉ dựa vào quảng cáo để bán hàng thì khả năng cao hệ thống bạn sẽ sụp hoặc lỗ trong tương lai là có thể xảy ra hoặc quảng cáo không chạy được thì hệ thống hôm đấy bị đình trệ. Hơn nữa thời gian càng lâu, đối thủ cạnh tranh của bạn mọc ra càng nhiều, nên ta cũng có thể đánh giá hệ thống của bạn là mỏng manh, mặc dù hiện tại bạn đang có lợi nhuận.
Dưới đây là một số đề xuất để cải thiện
- Không phụ thuộc quá nhiều bán hàng 1 nguồn từ quảng cáo mà từ nhiều nguồn/ kênh khác.
- Đa dạng hóa sản phẩm
- Tối ưu hệ thống tối ưu chi phí, con người, hệ thống..
- Không quá phụ thuộc vào 1 nhà cung cấp..
- Áp dụng các chiến lược bán hàng khiến khách hàng quay trở lại mua hàng, mua theo nhóm, voucher, thẻ thành viên, ưu đãi khác...vv
Ngoài trên trên các mạng xã hội khác vd như Facebook bạn có thể phân tích Fanpage bằng Facebook Audience Insights hoặc áp dụng công thức tìm kiếm <Tên mạng xã hội + Insights>
Hy vọng bài viết này hữu ích với bạn
Chúc bạn thành công!